chênh vênh
“Ka có thể yêu một người con trai, nhưng Ka không phải gay”- Ka hồ hởi nói.
Còn tôi, dù có cố gắng yêu được một người con gái, cũng không bao giờ nghĩ sẽ trở lại giới tính bình thường. Ka khuyên tôi lấy vợ, ánh mắt Ka tha thiết. Tôi đọc được sự chân thành và nỗi buồn từ đôi mắt Ka. Tôi luôn đặt Ka ngay ngắn ở một vị trí quan trọng trong cuộc sống chẳng mấy khi có nhiều người ghé thăm của mình, và dĩ nhiên, Ka cũng là đứa bạn thân duy nhất mà tôi có. Nhưng tôi không thể làm liên lụy cuộc sống của người khác để làm phép tính “thử và sai” cho giới tính của mình.
Ka bảo rằng nếu sau này hai đứa ở ngưỡng ba mươi mà không có gia đình, sẽ dọn về sống chung và xin con nuôi. Tôi không thích con nít, một phần vì tôi đang tận hưởng tuổi-còn-hừng-hực-trẻ của mình, phần vì tôi cảm thấy sự tự do của mình có phần bó buộc. Nhưng việc sống chung với Ka thật sự khiến tôi hạnh phúc, như thể một kẻ cô đơn lại có kẻ muốn được đồng hành. Chiều đó, tôi hát nghêu ngao sau xe Ka trên đường ra biển.
Tôi đã hai ba tuổi. Như những thằng con trai ở tuổi dậy thì, tôi loay hoay trải nghiệm cuộc đời nép sau cánh cửa mười lăm. Và thấy mình đôi chút khác biệt khi chỉ bị thu hút bởi những thằng con trai cùng trang lứa. Tôi, thằng nhóc mười lăm tuổi ngày đó, nghĩ rằng đây thực sự là một cơn ác mộng. Tôi trốn chạy suy nghĩ của mình bằng cách vùi đầu vào chương trình học. Nhưng bạn biết đó, sự thật vẫn là sự thật thôi. Và đến năm tôi mười tám tuổi. Tôi đành loại bỏ những dằn vặt và than trách số phận, chấp nhận sống đúng với giới tính mà tôi không mong muốn.
Dần dần, tôi học được cách cởi mở hơn với giới tính của mình. Đó cũng là lúc tôi ném thẳng vào mặt con bạn cùng giảng đường đại học rằng “Tao không thích con gái, tao là gay” khi nó cứ kì kèo mai mối con bạn cùng phòng cho tôi. Nó nghệch mặt ra chừng hai phút, rồi cắm cúi vào tô hủ tíu đang ăn dở, mũi sụt sịt vì ăn phải ớt, hay vì nó khóc, tôi cũng không biết rõ.
Sẽ thật khó khi để người ta chấp nhận một sự thật mà họ không mong muốn. Vậy nên với cái giới tính mà tôi phải cưu mang trong suốt quảng đời còn lại, tôi có phần hơi rùng mình. Liệu rằng tôi có thể tìm ra một người con trai để nương tựa để sống hết tuổi già, hoặc có thể người ta sẽ tìm thấy xác tôi nằm cô độc ở một nơi nào nó trên Trái Đất này, biết đâu đấy. Những suy nghĩ đó làm tôi nhớ về Ka, và lời nói trong buổi chiều hướng ra biển.
Tôi bỏ lại Ka nơi thị trấn, một mình lên Sài Gòn sống và làm việc, chúng tôi thi thoảng mới nhắn tin và hỏi thăm nhau. Ka kể cho tôi những công việc hàng ngày khi tôi ra đi, từ viết thơ, nấu ăn, làm bánh, chụp ảnh, thiết kế thời trang…Đôi khi tôi tự hỏi có thứ gì mà Ka không biết hay không. Nhưng tôi có thể cảm nhận được thứ mà Ka sở hữu nhiều nhất, chính là nỗi buồn. Từ một góc sâu thẳm nào đó, tôi nhìn thấy được chúng. Đó cũng chính là lúc tôi không tài nào liên lạc được với Ka. Ka khóa facebook, đổi sim, cắt đứt liên lạc với mọi người xung quanh. Khi nỗi buồn tạo nên ranh giới quá lớn, cũng chính là lúc bạn không muốn tiếp xúc với bất kì một ai.
Tôi biết tình hình Ka qua đứa em cùng xóm, Ka ổn. Tôi thở phào.
Một mình sống ở thành phố, nơi thả mình vào dòng xoáy của dục vọng. Cơ thể tôi rã rời sau những cơn hoan lạc với những gã tôi gặp gỡ, và lạc lõng khi từng người họ chỉ lướt qua tôi một lần trong đời, đôi khi là hai, không hơn. Chính những lúc đó, tôi cảm thấy mình cô đơn hơn bao giờ hết. Và để giải tỏa cô đơn, tôi lại lao vào những gã khác. Rồi lại cô đơn.
Lần thứ n, tôi thức dậy sau tiếng ồn ào của con hẻm nhỏ trong thành phố. Gã đàn ông tối qua đã ra về sau khi để lại tin nhắn điện thoại: Bữa khác gặp lại. Tôi vung chăn, ngáp dài ngao ngán và nhìn lên trần nhà, ước rằng có trận động đất đổ sập căn phòng này. Tôi mở facebook, một ai đó đã tag tôi vào status của hắn: