80s toys - Atari. I still have

Kho Truyện   |    Blog entry

Giọt nước mắt của cha!

Những Năm Tháng Vội Vàng Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra Yêu và trọng /p] [p]Tôi không đồng ý, nhưng tụi nó bảo nếu tôi không nhận thì không bạn bè gì hết và khuyên tôi nên nhận số tiền đó.[/p] [p]***[/p] [p]Tuổi học trò ai cũng có những ký ức đẹp, khó quên để rồi nó sẽ mãi sống trong lòng bạn, nó gợi nhớ cho bạn về một thời áo trắng cắp sách đến trường, thật ngây ngô và hồn nhiên. Đối với tôi thời "Vàng Anh" có lẽ đã để lại trong tôi một ký ức không thể xóa nhòa.[/p] [p][img]images/Phuongvtm/2014.02/vang-anh-oi.jpg[/img][/p] [p]Thời "Vàng Anh" của tôi được bắt đầu khi tôi học lớp 8 và nó huy hoàng nhất là khi tôi bước sang năm lớp 9, năm cuối của cấp II. Gọi là thời "Vàng Anh" bởi chúng tôi, sáu đứa bạn thân, cùng làng, học chung một lớp đã thành lập cái nhóm gọi là " Vàng Anh", với ước mơ được tung cánh bay tự do trong bầu trời này như những chú chim Vàng Anh kia. Sáu đứa chúng tôi lúc nào cũng đi cạnh nhau từ những buổi đi học chính thức trên trường cho đến những buổi đi học thể dục hay đi lao động.[/p] [p]Có lần tôi quy phạm phải ở lại lao động sân trường sau giờ học thể dục, thế là năm đứa kia ở lại đợi tôi lao động xong rồi cùng về mặc dù trời đã rất trưa. Nghĩ tới lúc đó tôi lại thấy vui. Khi nhóm chúng tôi mới thành lập bố mẹ của chúng tôi đã rất lo lắng bởi lẽ các bậc phụ huynh sợ chúng tôi sẽ mãi ham chơi mà quên việc học hành. Nhưng chúng tôi không bao giờ làm cho bố mẹ phải lo lắng vì chúng tôi luôn biết giúp đỡ nhau trong học tập.[/p] [p]Cứ mỗi tháng chúng tôi chọn ra một ngày gọi là họp nhóm. Vào ngày đó chúng tôi sẽ tập trung lại nhà một đứa trong nhóm, gom tiền lại rồi tổ chức nấu ăn giống như một buổi party nho nhỏ mà giới trẻ bây giờ thường hay gọi ấy. Ngày hôm đó chúng tôi sẽ tự đi chợ, tự tay nấu những món ăn mà chúng tôi thích. Sau khi ăn uống no nê, chúng tôi lại ngồi lại với nhau rồi mỗi đứa một bài hát cho nhau nghe. Hát cho hả hê, chán chê thì chúng tôi lại chuyển sang tiết mục "tâm sự của con gái". Chúng tôi thi nhau kể nào là chuyện có một anh chàng nào đó đang cưa cẩm một đứa trong nhóm, hay như chuyện có đứa đang bị cảm nắng rất cần tư vấn, nói chung là vô số chuyện trên trời dưới đất nhưng không phải ai cũng biết.[/p] [p]Cái thời đó chúng tôi có vô số chuyện, vui có, buồn có, nhưng có một chuyện thực sự làm tôi nhớ mãi không quên mặc dù khi có dịp ngồi lại với lũ bạn tôi thường hay kể lại câu chuyện ấy nhưng bọn chúng chẳng nhớ gì cả. Đó là vào năm tôi học lớp 9, lúc ấy tôi giữ chức thư ký kiêm thủ quỹ của lớp. Thầy chủ nhiệm tin tưởng giao cho tôi thu nhận tiền học phí của các bạn trong lớp khi thầy không có tiết dạy trên trường. Công việc đó tôi đã làm rất tốt trong học kì 1, vấn đề nảy sinh ở đầu học kì 2. Lúc đó tôi có thu học phí của một bạn trong lớp. Lúc thu thì bạn đã nộp đủ cho tôi và tôi cũng đã cho bạn ký tên vào cuốn sổ thu tiền của tôi. Nhưng đến khi tôi gặp thầy chủ nhiệm nộp lại khoản tiền ấy thì tôi phát hiện tờ năm mươi nghìn đồng không cánh mà bay. Tôi không biết là do tôi đánh rơi ở chỗ nào hay vì một lý do nào đấy mà tờ tiền ấy đã bị thất lạc. Vào thời đó thì đây là một số tiền không nhỏ đối với chúng tôi. Vào giờ ra chơi thấy tôi hoảng hốt thì thầy chủ nhiệm mới hỏi tôi có chuyện gì vậy? Tôi ấp úng không trả lời nhưng vì tôi cũng không giấu chuyện này được với thầy. Sau khi biết chuyện thầy bảo tôi cứ an tâm số tiền đó thầy sẽ bù vào, lúc đó tôi không đồng ý, tôi nói với thầy:[/p] [p]- Em sẽ bù lại số tiền đó thầy à.[/p] [p]Thầy lại nói:[/p] [p]- Em lấy đâu ra số tiền đó mà bù vào chứ?[/p] [p]- Em có tiền lì xì tết mà thầy. (Vì lúc đó là tuần học đầu tiên sau tết)[/p] [p]Nhưng tôi biết gom hết tiền lì xì tết của tôi cũng không đủ được. Nhưng tôi cũng biết hoàn cảnh nhà thầy cũng khó khăn lắm, tôi không muốn thầy phải bù số tiền đó. Thầy nhất quyết không đồng ý, thầy lấy trong ví tiền của mình tờ năm chục rồi đưa cho tôi, tôi không chịu nhận số tiền ấy nhưng thầy làm ra vẻ mặt nghiêm nghị nên tôi miễn cưỡng nhận lấy số tiền. Bước vào lớp mà lòng nặng trĩu, tôi ngồi vào bàn. Mấy đứa bạn ngồi cạnh tôi thấy vậy liền hỏi:[/p] [p]- Có chuyện gì vậy?[/p] [p]Tôi nói:[/p] [p]- Không có gì đâu.[/p] [p]Bỗng dưng trong đầu tôi lúc này nãy ra một ý định, thằng bạn ngồi cạnh tôi gia đình nó cũng khá giả, mấy chị của nó đi làm ăn xa nên mỗi dịp tết nó được lì xì rất nhiều. Tôi liền đánh bạo hỏi nó:[/p] [p]- Ông cho tui mượn tạm năm chục nghìn được không?[/p] [p]Nó hỏi tôi:[/p] [p]- Mượn tiền chi vậy?[/p] [p]- Thì cứ cho tui mượn tạm đi mà![/p] [p]May sao lúc nay nó mang theo tiền, nó đồng ý cho tôi mượn. Tôi lại nói:[/p] [p]- Tui mượn lát tui trả lại liền à.[/p] [p]Nó đồng ý.[/p] [p]Tôi cầm tờ năm chục mới mượn được với tờ năm chục của thầy chủ nhiệm chạy lại chỗ thầy. Tôi hớt hả nói:[/p] [p]- Em tìm được tờ năm chục rồi thầy à.[/p] [p]Thầy tôi hỏi:[/p] [p]- Em tìm được ở đâu vậy?[/p] [p]- Dạ em để nó trong quyển tập mà hồi nãy không thấy đó thầy.[/p] [p]Thầy lại hỏi:[/p] [p]- Em nói thật không? Đừng có vì không muốn nhận số tiền của thầy mà nối dối thầy nghe chưa.[/p] [p]Tôi vội rút ra tờ năm chục mới mượn của thằng bạn và nói với thầy là tôi đã thật sự tìm được số tiền đó nên thầy đừng lo lắng nữa. Tôi gửi lại thầy tờ năm chục của thầy rồi sau đó chạy vào lớp học. Mọi chuyện tạm ổn, tôi đưa lại tờ năm chục cho thằng bạn, nó bảo tôi nếu cần thì cứ cầm đi khi nào có thì trả sau cũng được. Nhưng tôi là một người rất sĩ diện, lúc nãy đã hứa là một lát sẽ trả nên tôi muốn giữ chữ tín, tôi trả lại số tiền ấy cho nó. Hôm đó trong suốt buổi học tôi chẳng tiếp thu được chữ nào vào trong đầu. Tôi chỉ suy nghĩ làm thế nào kiếm ra được số tiền đó để bù vào mà thôi.[/p] [p]Tan học về thấy tôi ủ rũ năm đứa bạn trong nhóm xúm lại hỏi tôi lúc nãy nói chuyện gì với thầy trong giờ ra chơi mà có vẻ hớt ha, hớt hả vậy. Tội đem mọi chuyện kể lại cho tụi nó nghe. Nghe xong một hồi tụi nó quyết định mỗi đứa góp năm nghìn tiền lì xì tết cho tôi, coi như là giúp tôi gom một nữa số tiền. Tôi không đồng ý, nhưng tụi nó bảo nếu tôi không nhận thì không bạn bè gì hết và khuyên tôi nên nhận số tiền đó. Lúc đó tôi thật sự rất cảm động, không hiểu từ đâu những giọt nước mắt lại chảy ra không ngớt. Có thể mỗi đứa chúng nó thấy năm nghìn ấy chẳng phải là lớn lao để tôi phải rơi nước mắt, nhưng cái thực sự làm tôi khóc không phải là số tiền ấy mà chính là cái tình cảm "be bé" ấy của tụi nó. Trên suốt quãng đường về nhà tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được sải bước cùng tụi nó, cùng sớt chia niềm vui, nỗi buồn của tuổi học trò cùng lũ bạn thân yêu.[/p] [p]Có thể quãng thời gian ấy mãi mãi không trở lại, nhưng đối với chúng tôi ký ức đó mãi mãi tồn tại giống như lời ca mà chúng tôi đã từng ngân nga thuở nào: "Rồi mai đây chia tay đường đời không chung lối, xin hãy giữ năm tháng chứa chan tin yêu, trong con tim ghi mãi phút giây ban đầu, tình bạn thân luôn nồng ấm, mãi không nhạt phai."[/p] [p]Phương La Thư tình: Xin em đừng rời xa tôi nhé 11 điều bạn dễ tìm thấy ở người yêu bạn Thứ Tư 17.6: Ma Kết được đền đáp xứng đáng Thế giới sắp có phút đặc biệt 61 giây

tải ảnh

Giọt nước mắt của cha!
Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha xé hết tập vở của tôi!
***
Hôm đó, tôi đi học về trễ hơn mọi bữa, trời đã nhập nhoạng tối. Cha đứng đợi ở cửa, quát: "Đi đâu giờ này mới về?". Tôi lí nhí đáp: "Dạ, con đi học thêm!". "Không học thêm học thiếc gì hết! Bỏ cửa bỏ nhà, không dọn dẹp nấu nướng; heo ca gà vịt không ai cho ăn", vừa nói, cha vừa rút cây roi vắt trên vách, quất liên tiếp vào mình tôi. "Kể từ ngày mai, không được đi học gì hết! Học nè, học nè, học nè!", mỗi từ học là một roi. Tôi đau quặn người, đưa tay ra đỡ. Cây roi gãy làm đôi. Cha quăng cây roi gãy xuống, phăm phăm bước vào nhà, đến kệ sách của tôi, chụp lấy đống sách vở, vừa quăng vừa xé! Tôi đứng trân mắt nhìn, đau điếng nhưng không dám phản ứng.
Mẹ từ trong bếp chạy ra, kéo tôi vào nhà sau, nói: "Muốn ăn đòn nữa hay sao mà còn đứng đó. Vô nấu cháo heo đi!". Nhà sau là một cảnh nháo nhác. Bầy heo đói, kêu eng éc. Lũ gà lên chuồng lục tục, quang quác. Âm thanh inh ỏi. Mẹ tôi vừa thổi cơm, vừa la hai đứa em trai tôi, bảo tụi nó xắt rau, xắt chuối. Khói cay mù mịt gian nhà tranh chật chội, cay xè cả mắt. Bữa cơm tối rất trễ, tôi nuốt cơm, nuốt luôn cả những giọt nước mắt.
 
Năm đó tôi đang cuối cấp ba. Nhà tôi nghèo xơ xác. Cha tôi làm nông, mùa được mùa mất. Mẹ thì đi may ở chợ, sớm dọn đồ ra, tối dọn về. Anh Hai tôi trước đó buổi đi học, buổi phụ mẹ. Thấy mẹ cực quá, anh quyết định nghỉ học. Mẹ không cho, bảo: "Nếu con không học thì ra chợ xin thức ăn thừa ở mấy quán cơm về nuôi heo!". Anh tôi làm thiệt. Thấy cảnh đứa con trai mười bảy tuổi ngày ngày hai tay xách hai xô ra chợ xin thức ăn thừa, mẹ chịu không nổi, cho anh theo học may.
Đến lúc anh Ba tôi vào đại học, cha mất đi một người phụ việc, lại phải hàng tháng gửi tiền cho anh, nhà lâm vào cảnh túng quẫn. Cha mẹ cắn răng chịu đựng thêm vài năm, đến khi tôi vào lớp 12, cha bảo: "Con Phương là con gái, không cần phải học nhiều, hết mười hai ở nhà phụ mẹ vài năm rồi lấy chồng là vừa". Nghe vậy, tôi ứa nước mắt, nhưng biết cảnh nhà cơ cực, không dám hó hé, dặn lòng học đến đâu hay đến đó, biết đâu cha mẹ đổi ý cho tôi vào đại học.
Năm cuối cấp, bài vở rất nhiều. Tôi vừa học ở trường, vừa học thêm ở nhà Nam - học miễn phí, vì "thầy giáo" chính là Nam! Nam học với tôi từ nhỏ, hai đứa rất thân. Biết cảnh nhà tôi, Nam thường kèm tôi làm bài tập. Sau giờ đi luyện thi ở nhà thầy chủ nhiệm về, Nam sắp xếp thời gian hướng dẫn cho tôi làm bài tập chung. Nhờ vậy mà tôi học cũng khá. Nhưng kẹt nỗi, tôi vừa học vừa phải canh giờ về.
Ở nhà bao nhiêu việc chờ tôi, nào nấu cơm tối, dọn dẹp nhà cửa, nào giặt giũ áo quần, cho heo ăn - lũ heo chính là tiền học của mấy anh em tôi, nhất là anh Ba; nhờ bán mấy lứa heo con, mẹ mới có tiền gửi cho anh trọ học! Cha tôi biết chuyện tôi nuôi mộng đại học, nhưng do việc nhà cũng ổn nên không nói gì. Ngặt nỗi, hai đứa em tôi lười chảy thây, chẳng giúp tôi được gì. Đó cũng chính là lý do gián tiếp khiến cho tôi bị cha xé tập vở, bắt phải nghỉ học gấp.
 
Sáng hôm sau, lo lắng cơm nước xong, phần cho cha bới đi làm, phần để mẹ bới đi chợ, tôi rón rén ôm cặp ra khỏi nhà. Cha nhìn theo, lặng lẽ. Đến lớp, mắt tôi vẫn còn sưng húp, tụi bạn xúm nhau hỏi, nhưng tôi không trả lời. Xui xẻo làm sao, đúng hôm đó thầy chủ nhiệm gọi tôi lên trả bài. Tôi hoảng hốt, ngơ ngẩn bước lên bục giảng. Thầy cầm lấy quyển tập của tôi, ngạc nhiên hỏi: "Tập em sao thế này? Không phải em xé đó chứ?". Tôi đứng im vô hồn, thầy hỏi gì cũng không đáp. "Này!", thầy khẽ nắm lấy cổ tay tôi lắc lắc, đúng ngay chỗ bị cha đánh. Tôi đau quá, la "oái" lên. Thầy nhìn thấy cổ tay tôi sưng vù, bầm tím, như hiểu ra điều gì, dịu giọng nói: "Em xuống phòng y tế đi, nhờ cô Vy bóp dầu cho. Thầy cho em nợ, lần sau trả bài nhé!".

tin cùng chuyên mục

google facebook twiter sms G G google