Snack's 1967

Kho Truyện   |    Blog entry

Để tôi được nghe tiếng mưa rơi

Những Năm Tháng Vội Vàng Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra Yêu và trọng /p] [p]Tôi không đồng ý, nhưng tụi nó bảo nếu tôi không nhận thì không bạn bè gì hết và khuyên tôi nên nhận số tiền đó.[/p] [p]***[/p] [p]Tuổi học trò ai cũng có những ký ức đẹp, khó quên để rồi nó sẽ mãi sống trong lòng bạn, nó gợi nhớ cho bạn về một thời áo trắng cắp sách đến trường, thật ngây ngô và hồn nhiên. Đối với tôi thời "Vàng Anh" có lẽ đã để lại trong tôi một ký ức không thể xóa nhòa.[/p] [p][img]images/Phuongvtm/2014.02/vang-anh-oi.jpg[/img][/p] [p]Thời "Vàng Anh" của tôi được bắt đầu khi tôi học lớp 8 và nó huy hoàng nhất là khi tôi bước sang năm lớp 9, năm cuối của cấp II. Gọi là thời "Vàng Anh" bởi chúng tôi, sáu đứa bạn thân, cùng làng, học chung một lớp đã thành lập cái nhóm gọi là " Vàng Anh", với ước mơ được tung cánh bay tự do trong bầu trời này như những chú chim Vàng Anh kia. Sáu đứa chúng tôi lúc nào cũng đi cạnh nhau từ những buổi đi học chính thức trên trường cho đến những buổi đi học thể dục hay đi lao động.[/p] [p]Có lần tôi quy phạm phải ở lại lao động sân trường sau giờ học thể dục, thế là năm đứa kia ở lại đợi tôi lao động xong rồi cùng về mặc dù trời đã rất trưa. Nghĩ tới lúc đó tôi lại thấy vui. Khi nhóm chúng tôi mới thành lập bố mẹ của chúng tôi đã rất lo lắng bởi lẽ các bậc phụ huynh sợ chúng tôi sẽ mãi ham chơi mà quên việc học hành. Nhưng chúng tôi không bao giờ làm cho bố mẹ phải lo lắng vì chúng tôi luôn biết giúp đỡ nhau trong học tập.[/p] [p]Cứ mỗi tháng chúng tôi chọn ra một ngày gọi là họp nhóm. Vào ngày đó chúng tôi sẽ tập trung lại nhà một đứa trong nhóm, gom tiền lại rồi tổ chức nấu ăn giống như một buổi party nho nhỏ mà giới trẻ bây giờ thường hay gọi ấy. Ngày hôm đó chúng tôi sẽ tự đi chợ, tự tay nấu những món ăn mà chúng tôi thích. Sau khi ăn uống no nê, chúng tôi lại ngồi lại với nhau rồi mỗi đứa một bài hát cho nhau nghe. Hát cho hả hê, chán chê thì chúng tôi lại chuyển sang tiết mục "tâm sự của con gái". Chúng tôi thi nhau kể nào là chuyện có một anh chàng nào đó đang cưa cẩm một đứa trong nhóm, hay như chuyện có đứa đang bị cảm nắng rất cần tư vấn, nói chung là vô số chuyện trên trời dưới đất nhưng không phải ai cũng biết.[/p] [p]Cái thời đó chúng tôi có vô số chuyện, vui có, buồn có, nhưng có một chuyện thực sự làm tôi nhớ mãi không quên mặc dù khi có dịp ngồi lại với lũ bạn tôi thường hay kể lại câu chuyện ấy nhưng bọn chúng chẳng nhớ gì cả. Đó là vào năm tôi học lớp 9, lúc ấy tôi giữ chức thư ký kiêm thủ quỹ của lớp. Thầy chủ nhiệm tin tưởng giao cho tôi thu nhận tiền học phí của các bạn trong lớp khi thầy không có tiết dạy trên trường. Công việc đó tôi đã làm rất tốt trong học kì 1, vấn đề nảy sinh ở đầu học kì 2. Lúc đó tôi có thu học phí của một bạn trong lớp. Lúc thu thì bạn đã nộp đủ cho tôi và tôi cũng đã cho bạn ký tên vào cuốn sổ thu tiền của tôi. Nhưng đến khi tôi gặp thầy chủ nhiệm nộp lại khoản tiền ấy thì tôi phát hiện tờ năm mươi nghìn đồng không cánh mà bay. Tôi không biết là do tôi đánh rơi ở chỗ nào hay vì một lý do nào đấy mà tờ tiền ấy đã bị thất lạc. Vào thời đó thì đây là một số tiền không nhỏ đối với chúng tôi. Vào giờ ra chơi thấy tôi hoảng hốt thì thầy chủ nhiệm mới hỏi tôi có chuyện gì vậy? Tôi ấp úng không trả lời nhưng vì tôi cũng không giấu chuyện này được với thầy. Sau khi biết chuyện thầy bảo tôi cứ an tâm số tiền đó thầy sẽ bù vào, lúc đó tôi không đồng ý, tôi nói với thầy:[/p] [p]- Em sẽ bù lại số tiền đó thầy à.[/p] [p]Thầy lại nói:[/p] [p]- Em lấy đâu ra số tiền đó mà bù vào chứ?[/p] [p]- Em có tiền lì xì tết mà thầy. (Vì lúc đó là tuần học đầu tiên sau tết)[/p] [p]Nhưng tôi biết gom hết tiền lì xì tết của tôi cũng không đủ được. Nhưng tôi cũng biết hoàn cảnh nhà thầy cũng khó khăn lắm, tôi không muốn thầy phải bù số tiền đó. Thầy nhất quyết không đồng ý, thầy lấy trong ví tiền của mình tờ năm chục rồi đưa cho tôi, tôi không chịu nhận số tiền ấy nhưng thầy làm ra vẻ mặt nghiêm nghị nên tôi miễn cưỡng nhận lấy số tiền. Bước vào lớp mà lòng nặng trĩu, tôi ngồi vào bàn. Mấy đứa bạn ngồi cạnh tôi thấy vậy liền hỏi:[/p] [p]- Có chuyện gì vậy?[/p] [p]Tôi nói:[/p] [p]- Không có gì đâu.[/p] [p]Bỗng dưng trong đầu tôi lúc này nãy ra một ý định, thằng bạn ngồi cạnh tôi gia đình nó cũng khá giả, mấy chị của nó đi làm ăn xa nên mỗi dịp tết nó được lì xì rất nhiều. Tôi liền đánh bạo hỏi nó:[/p] [p]- Ông cho tui mượn tạm năm chục nghìn được không?[/p] [p]Nó hỏi tôi:[/p] [p]- Mượn tiền chi vậy?[/p] [p]- Thì cứ cho tui mượn tạm đi mà![/p] [p]May sao lúc nay nó mang theo tiền, nó đồng ý cho tôi mượn. Tôi lại nói:[/p] [p]- Tui mượn lát tui trả lại liền à.[/p] [p]Nó đồng ý.[/p] [p]Tôi cầm tờ năm chục mới mượn được với tờ năm chục của thầy chủ nhiệm chạy lại chỗ thầy. Tôi hớt hả nói:[/p] [p]- Em tìm được tờ năm chục rồi thầy à.[/p] [p]Thầy tôi hỏi:[/p] [p]- Em tìm được ở đâu vậy?[/p] [p]- Dạ em để nó trong quyển tập mà hồi nãy không thấy đó thầy.[/p] [p]Thầy lại hỏi:[/p] [p]- Em nói thật không? Đừng có vì không muốn nhận số tiền của thầy mà nối dối thầy nghe chưa.[/p] [p]Tôi vội rút ra tờ năm chục mới mượn của thằng bạn và nói với thầy là tôi đã thật sự tìm được số tiền đó nên thầy đừng lo lắng nữa. Tôi gửi lại thầy tờ năm chục của thầy rồi sau đó chạy vào lớp học. Mọi chuyện tạm ổn, tôi đưa lại tờ năm chục cho thằng bạn, nó bảo tôi nếu cần thì cứ cầm đi khi nào có thì trả sau cũng được. Nhưng tôi là một người rất sĩ diện, lúc nãy đã hứa là một lát sẽ trả nên tôi muốn giữ chữ tín, tôi trả lại số tiền ấy cho nó. Hôm đó trong suốt buổi học tôi chẳng tiếp thu được chữ nào vào trong đầu. Tôi chỉ suy nghĩ làm thế nào kiếm ra được số tiền đó để bù vào mà thôi.[/p] [p]Tan học về thấy tôi ủ rũ năm đứa bạn trong nhóm xúm lại hỏi tôi lúc nãy nói chuyện gì với thầy trong giờ ra chơi mà có vẻ hớt ha, hớt hả vậy. Tội đem mọi chuyện kể lại cho tụi nó nghe. Nghe xong một hồi tụi nó quyết định mỗi đứa góp năm nghìn tiền lì xì tết cho tôi, coi như là giúp tôi gom một nữa số tiền. Tôi không đồng ý, nhưng tụi nó bảo nếu tôi không nhận thì không bạn bè gì hết và khuyên tôi nên nhận số tiền đó. Lúc đó tôi thật sự rất cảm động, không hiểu từ đâu những giọt nước mắt lại chảy ra không ngớt. Có thể mỗi đứa chúng nó thấy năm nghìn ấy chẳng phải là lớn lao để tôi phải rơi nước mắt, nhưng cái thực sự làm tôi khóc không phải là số tiền ấy mà chính là cái tình cảm "be bé" ấy của tụi nó. Trên suốt quãng đường về nhà tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được sải bước cùng tụi nó, cùng sớt chia niềm vui, nỗi buồn của tuổi học trò cùng lũ bạn thân yêu.[/p] [p]Có thể quãng thời gian ấy mãi mãi không trở lại, nhưng đối với chúng tôi ký ức đó mãi mãi tồn tại giống như lời ca mà chúng tôi đã từng ngân nga thuở nào: "Rồi mai đây chia tay đường đời không chung lối, xin hãy giữ năm tháng chứa chan tin yêu, trong con tim ghi mãi phút giây ban đầu, tình bạn thân luôn nồng ấm, mãi không nhạt phai."[/p] [p]Phương La Thư tình: Xin em đừng rời xa tôi nhé 11 điều bạn dễ tìm thấy ở người yêu bạn Thứ Tư 17.6: Ma Kết được đền đáp xứng đáng Thế giới sắp có phút đặc biệt 61 giây

Hồi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống ở châu Âu. Bố tôi làm chủ một nhà máy dệt, còn mẹ tôi thì bận rộn với việc nuôi nấng chăm sóc chị em tôi… Nhưng đến khoảng năm 1935, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trỗi dậy và đẩy chúng tôi ra bên lề cuộc sống. Luật sư da màu không được hành nghề. Phụ nữ da màu chỉ được mua sắm ở những cửa hàng nơi hàng hoá và thực phẩm “do người da màu sản xuất” được phép bán. Các bác sĩ không được phép chăm sóc những người thuộc “chủng tộc thấp kém”.
Dần dần, những người không-phải-da-trắng bị buộc phải bán, hoặc đóng cửa các cửa hàng, nhà máy của mình. Học sinh “hạ đẳng” bị buộc phải rời khỏi các trường công, không được đi các phương tiện công cộng.
Không được đi học, tôi đành ở nhà và dành hầu hết thời gian của mình để đọc sách. Tôi hay nằm đọc, và dần dần bỗng thấy vùng mặt hơi đau đau mà tôi cứ nghĩ là chỉ do nằm nghiêng đọc sách quá nhiều bỗng cứ đau nhói từng đợt. Rồi mặt tôi sưng lên. Mẹ nghĩ tôi bị viêm răng. Phải làm sao bây giờ? Tôi đau đến khốn khổ nhưng bác sỹ không muốn chữa cho trẻ con da màu.
Trong cơn lo lắng, bố tôi đã lén đi gặp và năn nỉ một vị nha sĩ. Ông này đồng ý, nhưng đòi rất nhiều tiền, để khám cho tôi vào lúc đêm khuya. Đêm đó, tôi phải thức khuya, mẹ tôi mặc áo trùm kín mít cho cả nhà rồi chúng tôi đi bộ tới phòng khám. Tôi ngồi bẹp dí, khóc thút thít vì đau và vì sợ khi nghe ông nha sĩ nói:
– Bị nhiễm trùng. Cái răng bên cạnh răng hàm phải được nhổ đi.
Ông ta ra sức lay rồi kéo, và cuối cùng cũng bẻ được cái răng ra. Tôi rên rỉ, nước mắt ròng ròng vì đau, nên mẹ tôi khẩn khoản:
– Bác sĩ có thể cho cháu loại thuốc gì để giảm đau được không ạ?
– Không – Ông ta trả lời – Người như các người thì làm sao biết đau! Nó chỉ giả vờ đấy thôi!
Lúc ấy tôi đau muốn ngất đi, và sau này tôi mới hiểu nghĩ chắc bố mẹ còn cảm thấy đau gấp nhiều lần tôi. Bố mẹ phải dìu tôi về nhà. Trời đã tối mịt và không ai nhìn thấy chúng tôi.

tải ảnh
“Và trong tôi tràn ngập lòng biết ơn với bố mẹ mình, những người đã vượt qua một đại dương, một cuộc chiến, bỏ lại sau lưng gia tài của cả một đời làm lụng, để cho tôi được hưởng lại những hạnh phúc rất đời thường này…”
Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy, thấy trên gối tôi có rất nhiều mủ trắng. Hóa ra, vấn đề không phải là ở cái răng của tôi. Chưa từng là ở cái răng! Mà đó là bệnh viêm tai!
Tôi uống aspirin, lấy bông gạc nóng chườm vào tai, còn mẹ phải nhỏ từng giọt dầu vào lỗ tai tôi với hy vọng nó sẽ khá hơn. Cuối cùng, hình như đã hết nhiễm trùng, nhưng tai phải của tôi nghe ngày càng kém.
Quá lo lắng, bố mẹ tôi gom hết tiền để dành để gửi tôi sang Hà Lan, nơi nạn phân biệt chủng tộc có đỡ hơn vào thời điểm đó, để tôi được chữa bệnh. Nhưng tai phải của tôi điếc hẳn.
Thế rồi, để tôi thật sự được chữa trị, bố mẹ tôi đã bán hết gia sản, đưa cả gia đình sang Mỹ. Sung sướng nhất là tôi lại được đi học, dù phải chọn chỗ ngồi có thể hướng tai trái lên phía giáo viên mà nghe giảng. Nhưng thính giác của tôi tiếp tục giảm, cả ở bên tai trái. Rồi tôi phải nghỉ học.
Bố mẹ tôi không bỏ cuộc. Hai ba năm sau đó, đọc trên báo về một chương trình trợ giúp cho những người khiếm thính ở Đại học Wyoming, gia đình chúng tôi lại chuyển nhà tới Wyoming. Tại Đại học Wyoming, may mắn thay, họ tìm được một thiết bị trợ thính có thể giúp được tôi. Tôi vẫn còn nhớ khi tôi đi cùng bố dọc theo một hành lang của trường, và tôi hỏi:

từ khóa Hồi, tôi, còn, nhỏ,, gia, đình, sống, , châu, Âu., Bố,
tin cùng chuyên mục

google facebook twiter sms G G google